Saturday, April 16, 2011

Nhà mạng Việt Nam đang chê tiền như thế nào? (P1)

SMSTrích lời anh Nguyễn Hà Đức Minh, nguyên giám đốc Marketing Nokia Việt Nam, phát biểu : “Trên Thế giới, Mobile Marketing đúng nghĩa là bao gồm ba mảng SMS, Mobile Internet và Voice, trong đó SMS gồm có push và pull, Mobile Internet gồm có Rich Media, Game và Application, Voice gồm IVR và Voice SMS”.


Mobile Marketing ở Việt Nam, đang ở đâu con dốc?


3G ra đời chưa đầy một năm và nếu đăng ký sử dụng 3G thì cũng loay hoay với vài ba dịch vụ : Mobile Internet, Mobile TV, Video Call, nhà mạng vẫn đang loay hoay với nội dung số cho 3G, tiền bỏ ra không ít nhưng lượm bạc cắc một cách vất vả. Vậy theo mô phỏng bên trên, mảng thứ hai đang đi chậm.


Voice đang dừng mức độ : Call Center và IVR. IVR chủ yếu là các nội dung số : kể chuyện đêm khuya, chơi gameshow… Vẫn chưa thể khai thác được gì về mặt marketing cho mảng Voice ở Việt Nam, mảng thứ ba vẫn mang màu xám.


SMS là mảng “nổi” nhất trong bức tranh ghép này, tuy nhiên SMS tại Việt Nam đang dừng ở mức độ : Text based (kết quả xổ số, bóng đá, tư vấn tâm sinh lý…) và Wap push (kết nối GPRS, 3G, Wifi để tải nhạc chuông, nhạc chờ, game, ứng dụng…) Nếu muốn tận dụng quảng cáo thì nhãn hàng phải khôn khéo đưa thương hiệu xuất hiện trong game, ứng dụng… để tiếp cận khách hàng khi tải về. Các kênh phân phối các sản phẩm có quảng cáo này, hoặc là không thể kiểm duyệt hết nội dung, hoặc cũng chẳng có cơ chế để “bán quảng cáo” với các nhãn hàng trong tình huống này, nhãn hàng nếu biết khai thác thì có thêm kênh quảng cáo, tuy nhiên chính vì sự hoạt động không bài bản này nên đến giờ vẫn chưa có một chiến dịch Mobile Marketing nào để lại dấu ấn. Đây là yếu tố pull (kéo) trong mảnh ghép thứ nhất, yếu tố push (đẩy) là xằng bậy và nhiều điều đáng nói nhất, nào là tin nhắn giả mạo, lừa gạt, nhà mạng cấm CP gửi tin một chiều (MT) đến khách hàng trong khi nhà mạng thì spam, và điều đáng nói nhất là biết bao nhiêu ứng dụng phục vụ CRM (Customer Relationship Management), kinh doanh, marketing… đang ì ạch vì sự kiềm hãm của nhà mạng.


Tóm lại, nhắc đến Mobile ở Việt Nam, phải gói gọn còn SMS, trong SMS lại phải gói gọn còn nội dung số.


Rào cản hay bức tường thành?


Tin nhắn giả mạo từng là một vấn đề nhức nhối và mấu chốt là ý thức, CP cố tìm ra kẽ hở để lách luật, mưu lợi, đến cả MIC chỉ đạo VNCert phối hợp Gapit đề ra giải pháp thực hiện cũng chẳng đến đâu.


Tin nhắn lừa gạt tặng bài hát thì có cả một kế hoạch bài bản của một số CP bất chính. Những người dễ bị gạt nhất là những người có thu nhập thấp, mỗi tin nhắn 15,000 Đ đối với họ có khi còn cao hơn khẩu phần ăn.


Có những công ty sinh ra chỉ với mục đích spam, mỗi ngày gửi hàng triệu tin nhắn, thậm chí những hộ dân gần nơi có CP tiến hành spam kiểu này, nhiễu cả sóng truyền hình, nghẽn mạng cục bộ vì trạm BTS tăng tải đột biến.


Bằng các tính toán, các CP này chỉ mong đợi 0.5% phản hồi “quà tặng” là CP huề vốn, từ con số này trở đi là có lời.


Mấu chốt của vấn nạn spam nằm ở hai chỗ : Một là, số điện thoại ở đâu để spam? Phần lớn từ nhân viên quản lý dữ liệu của nhà mạng tuồn ra ngoài với mưu lợi tư. Hai là, các vị trí quản lý cấp cao các tập đoàn viễn thông thường được cấp các sim có tài khoản nghe gọi không giới hạn (không được sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng, các sim này được tuồn ra CP để spam.


Giải quyết vấn nạn này chỉ có ý thức con người.


online marketing vietnam


Mảnh đất màu mỡ làm cho nhiều người lu mờ, mất đạo đức kinh doanh


CP không được gửi MT trong mọi trường hợp, nhà mạng thì khác, có rất nhiều báo lên án việc 090, 199 liên tục spam thậm chí cùng một nội dung mỗi ngày gửi một lần. Dẫu biết rằng có cơ chế từ chối nhưng tâm lý khách hàng không từ chối tin từ nhà mạng vì họ mong đợi tin khuyến mãi nhân đôi tài khoản, từ chối thì bị bỏ lỡ các thông tin này. Có thể tin quảng cáo nạp tiền và spam là từ hai đầu số khác nhau, nhưng làm sao người dùng biết được nguyên tắc này.


Năm 2010, chỉ tiêu Mobifone cho dịch vụ giá trị gia tăng (DV GTGT) là 10.000 tỷ đồng, con số không nhỏ và tăng mấy chục phần trăm mỗi năm, có lẽ vì “động lực” này nên nhà mạng đua nhau ra DV GTGT mới, rồi phải spam để quảng cáo, đáng lưu ý là trong cách tính của Mobifone thì tin nhắn thông thường (SMS) cũng liệt kê vào DV GTGT, góp phần doanh thu trên đường đua mang tên “chỉ tiêu”.


Các ứng dụng thực tế cần đến SMS đều tắt nghẽn vì quy định, doanh nghiệp rất cần SMS để chăm sóc khách hàng, gửi xác nhận OTP (One Time Password)… vì gửi SMS tức thời hơn email, nhưng nhà mạng bất chấp CP sử dụng với mục đích gì, chỉ cần thấy trong hệ thống CP có MT (Mobile Terminated) cao hơn MO (Mobile Originated) liền cho đó là spam mà không cần biết đó là tin nhắn thực sự hữu dụng cho cả nhãn hàng và khách hàng cuối.


Thật trớ trêu vì SMS đem lại doanh thu cho nhà mạng, SMS Marketing cũng đem lại doanh thu nhưng đủ đường cấm cản, có chăng là giá SMS Marketing (giá MT) thấp hơn SMS thông thường nhưng nếu nhà mạng coi đây là nguồn thu chính thống họ có thể nâng giá bán và tạo cho CP cơ hội mới để kinh doanh.


Brand Name SMS là giải pháp tình thế, thay vì gửi SMS Marketing bằng 8XXX, nay gửi bằng Brand Name SMS. Tuy nhiên Viettel vừa ngăn chặn CP làm để rồi chính họ là kinh doanh với giá cao nhiều, có phải vừa đá bóng vừa thổi còi?


Nhu cầu gửi MT cho các hoạt động doanh nghiệp là có thực, thậm chí nhu cầu rất cao. Nhà mạng cấm cản, CP quay sang làm việc với nhà cung cấp nước ngoài thì khác gì làm giàu cho nước ngoài ngay lãnh thổ Việt Nam? CP bán được MT đem lại doanh thu cho nhà mạng, nhưng tính đến nay nhà mạng vẫn kiên cố xây tường thành từ mình cô lập với nguồn doanh thu này.


Nguồn : HoàngTâm (www.YeuMarketing.net)

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/04/79070

No comments:

Post a Comment

Popular Posts