Các công ty CNTT Đài Loan đã có thời gian dài làm công việc của nhà sản xuất theo hợp đồng, giờ đây đang cố làm rạng danh tên tuổi của chính mình bằng những sản phẩm riêng.
Tin liên quan:
>> Thị trường PC châu Á – TBD tăng 7% trong Quí 1/2011
>> Acer đạt danh hiệu Thương hiệu máy tính xách tay của năm 2010
>> 100 mẫu máy tính bảng mới sắp ra mắt ở Đài Loan
Thành lập năm 1997, Công ty Đài Loan có tên là High-Tech Computer cũng làm những công việc như mọi thành viên công nghiệp điện tử trên hòn đảo này: Sản xuất theo hợp đồng các loại linh kiện lắp ráp cho các sản phẩm thương hiệu nổi tiếng.
Việt Nam cũng là một điểm đến của Chương trình Taiwan Excellence quảng bá cho 17 thương hiệu CNTT nổi tiếng nhất Đài Loan.
Nhưng từ năm 2006, tình hình đã thay đổi và hiện nay, Công ty này đã nổi tiếng thế giới với 3 chữ cái viết hoa HTC: Công ty đang thiết kế những chiếc máy tính bảng và smartphone của riêng mình, giành giật một phần thị trường từ tay các “ông lớn” như Apple và Nokia. Năm 2010, HTC bán được 24,67 triệu smartphone thương hiệu HTC, gấp hơn 2 lần so với năm trước đó.
Tấm gương của Acer – Công ty đầu tiên trên đảo Đài Loan tạo dựng được thương hiệu toàn cầu – và của HTC đang ngày càng được nhiều nhà sản xuất theo hợp đồng khác ở Đài Loan vốn trước nay không mấy ai biết đến… noi theo. Trong các công ty đó, người ta nhận thức rằng có thể sử dụng kinh nghiệm tích luỹ được để bắt đầu thiết kế, sản xuất và bán ra các sản phẩm dưới thương hiệu của mình.
Trong số các “gương mặt mới” đó có nhà khổng lồ trên thị trường sản xuất theo hợp đồng Quanta Computer. Mới đây Quanta Computer đã bắt đầu bán ra những chiếc notebook và smartphone của mình. Và, Micro-Star International, Công ty vào ngày 1/7/2011 tới sẽ xuất xưởng chiếc máy tính bảng đầu tiên.
Nhờ có chuyển động vượt lên trên trong chuỗi giá trị tạo ra cho người dùng cuối của các công ty Đài Loan mà xuất hiện ngày một nhiều lựa chọn bớt đắt đỏ so với các nhãn hiệu đã được thừa nhận rộng rãi về máy tính cá nhân, smartphone và thiết bị ngoại vi khác. Các công ty Đài Loan có thể giữ giá bán ở mức thấp nhờ nhân công rẻ, nhờ sử dụng các nhà máy ở Trung Quốc và khả năng đáp ứng linh kiện nhanh chóng, uyển chuyển.
“Các công ty muốn làm nên tên tuổi đang ra sức cạnh tranh, sử dụng những ưu thế như giá thấp – John Brubeck, lãnh đạo Yuanta Investment Consulting về nghiên cứu thị trường Đài Loan nói – Ở Đài Loan luôn có giá thấp hơn cho sản xuất nhưng ở đây cũng có cả những kỹ sư xuất sắc”.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất Đài Loan cũng có những khó khăn riêng. Các công ty địa phương cho đến nay vẫn quen với việc làm việc “dưới bóng” người khác; họ có thể chịu đựng thất bại về tiếp thị sản phẩm của mình trong nhiều năm trời cho đến khi các công ty “ông lớn” biết đến và tin tưởng, giao việc cho họ. Một số công ty trong số họ còn không có cả kinh nghiệm xúc tiến thương hiệu của mình và còn có công ty thì đầu tư quá ít tiền vào hoạt động tiếp thị.
“Các công ty Đài Loan không thể thành công trên thị trường tiêu dùng thế giới nếu không triển khai tiếp thị rầm rộ – Mike Clendenin, Giám đốc điều hành Công ty RedTech Advisors của Trung Quốc nói – Nếu không xúc tiến thương hiệu thì người dùng vẫn sẽ chỉ quen với các thương hiệu cũ như HP, Samsung và Apple”.
Các công ty Đài Loan cũng phải thận trọng với sự cạnh tranh từ chính các khách hàng có dịch vụ sản xuất theo hợp đồng của riêng họ. Một số công ty Đài Loan thành lập các công ty mới không có điểm gì chung với công ty mẹ ngoài hội đồng quản trị, cũng như tránh các thị trường nơi khách hàng chính của họ đang hoạt động tích cực nhất.
Ví dụ, Công ty Gigabyte Technology, một trong những nhà sản xuất bo mạch chủ lớn nhất Đài Loan đã thành lập bộ phận kinh doanh độc lập chuyên sản xuất máy tính cá nhân thương hiệu Gigabyte. “Nếu chúng tôi không làm thế, ắt sẽ có xung đột lợi ích” – Richard Ma, Phó Chủ tịch cao cấp của Gigabyte nói.
Theo các kết quả nghiên cứu do Công ty Interbrand tiến hành, Công ty Acer khởi đầu xuất xưởng máy tính cá nhân dưới thương hiệu riêng 15 năm về trước. Đến năm 2010, Acer trở thành chủ thương hiệu nổi tiếng nhất trong các công ty công nghệ cao của Đài Loan. Xếp thứ hai là HTC còn Asustek – công ty sáng tạo ra thị trường netbook của thế giới thì xếp thứ ba.
HTC đã làm nên tên tuổi của họ sau khi Microsoft ký hợp đồng cùng họ sản xuất smartphone trên nền hệ điều hành Windows Mobile. Hiện giờ, các nhà sản xuất Đài Loan có thể phát triển smartphone và máy tính bảng của mình dễ dàng và rẻ tiền hơn nhờ có hệ điều hành miễn phí Google Android.
CyWee, công ty được thành lập 4 năm về trước ở Đài Loan về các bộ điều khiển trò chơi và thiết bị multimedia gia dụng hoạt động theo nguyên tắc nhận dạng chuyển động, hiện có 20% thu nhập là từ sản xuất các thiết bị mang nhãn hiệu của Công ty. CyWee cũng đang muốn nâng chỉ tiêu này lên theo thời gian. “Giống như đây là kịch bản phát triển cho bất kỳ công ty địa phương nào – Paul Liu, Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị của CyWee nói – Nhờ có thương hiệu của riêng, CyWee có thêm đầu ra đến người tiêu dùng cuối. Mục tiêu của chúng tôi luôn là sáng tạo còn với sự xuất hiện thương hiệu riêng, chúng tôi có thể đẩy nhanh quá trình phát triển các ý tưởng mới”.
Việc bán thẳng sản phẩm cho người dùng cuối có thể mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận cao hơn, nhưng vấn đề ở chỗ, thu nhập từ sản xuất theo hợp đồng trong giai đoạn kinh tế thế giới suy thoái rất hẻo và thậm chí vào những thời gian tốt đẹp, lợi nhuận vẫn bị giảm do bị cạnh tranh từ các nước đang phát triển, nơi có nhân công rẻ hơn.
Chương trình tạo thương hiệu của riêng đã bắt đầu từ chính Đài Loan, nơi đang có số dân khoảng 23 triệu người. Các sản phẩm địa phương rẻ hơn so với các sản phẩm nhãn hiệu nước ngoài và chất lượng sản phẩm của các công ty Đài Loan không khiến người dùng phải than phiền. Bước tiếp theo rõ ràng là mở rộng sang thị trường Trung Quốc. Với người tiêu dùng Trung Quốc, hàng điện tử Đài Loan đồng nghĩa với chất lượng và còn hấp dẫn hơn nhờ các tên gọi bằng tiếng Hoa.
Sau giai đoạn này, các thương hiệu thành công nhất của Đài Loan sẽ chuyển lên các thị trường phát triển hơn ở châu Âu và Bắc Mỹ với hi vọng rằng người mua chú ý đến các tên tuổi ít nổi tiếng hơn nhờ chúng có giá thấp hơn.
Theo PC World VN
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/04/83836
No comments:
Post a Comment